“Tết đến ngay đầu ngõ, tết đến bên hiên nhà” không khí tết đang cận kề rồi các bạn ơi, các mẹ đã nghĩ ra món gì ngon chuẩn bị cho tết chưa.. Bên cạnh những món ăn ngày tết như thịt kho tàu, củ kiệu, bánh chưng giầy thì còn có 1 món không thể thiếu đó là mứt tết. Hãy tham khảo ngay 18 công thức mứt tết hấp dẫn dưới đây của Yeuamthuc.org nhé!
Nội dung chính
1. Mứt hạt sen
Nguyên liệu
- Sen trần loại khô, hoặc hạt sen tươi nhưng phải phơi cho héo bớt
- Nước hoa bưởi
- Đường trắng
Cách làm
- Bước 1: Ngâm hạt sen và ninh nhừ
- Nếu dùng hạt sen còn vỏ ngoài thì ta cần bỏ vỏ, sau đó cho vào nước ngâm. Sau đó vớt ra cho vào nồi luộc sôi, sau đó chắt hết nước
- Cho thêm nước tiếp theo và ninh nhỏ lửa cho hạt sen chín mềm. Sau đó nhẹ nhàng vớt ra cho vào nước đá lạnh, sau đó vớt để ráo nước.
- Bước 2: Ướp đường vào hạt sen
- Hạt sen để ráo nước ở bước 1, chúng ta cho vào một chiếc âu sạch, sau đó đổ đường vào theo tỉ lệ 1:6 . Để như thế cho tới khi đường chảy thành nước hết
- Bước 3: Cô đường– hoàn thành mứt hạt sen
- Khi đường tan hết, chúng ta chắt lấy nước đường cho vào một cái nồi nhỏ
- Đặt lên bếp đun, khi nước đường sền sệt cho thêm nước hoa bưởi và hạt sen vào giảm lửa liu riu.
- Đảo nhẹ tay, cho tới khi đường kết màng trắng bao quanh hạt sen khi đó tắt tắt bếp. Để hạt sen nguội là có thể dùng được
2. Mứt rau câu
Nguyên liệu:
- 200gr đường trắng
- 20gr bột rau câu con cá dẻo
- 1 lít nước
- 1 thìa bột nghệ hoặc nước cốt chanh leo
- 1 thìa bột men gạo đỏ hoặc nước cốt củ dền đỏ, thanh long đỏ
- 1 thìa sữa đặc
- 4 cái khuôn vuông đổ thạch
- Dao gợn sóng hoặc dao thường
Cách làm:
- Bước 1: Trước tiên bạn cho nước vào nồi rồi rắc từ từ từng ít bột rau câu vào nồi nước, vừa rắc vừa khuấy đều cho bột rau câu tan hết.
- Ngâm rau câu 30 phút cho nở mềm rồi mới tiến hành nấu rau câu.
- Bước 2: Trong khi chờ ngâm rau câu bạn cho bột nghệ, bột men gạo đỏ, sữa đặc ra 3 bát con rồi thêm 1 ít nước sôi vào từng bát, khuấy đều cho hòa tan.
- Nếu bạn làm nguyên liệu từ chanh leo, thanh long, củ dền thì xay nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt để sử dụng nhé.
- Bước 3: Nồi nước rau câu sau khi đã ngâm xong thì đặt lên bếp nấu cho sôi, hớt bỏ bọt và tiếp tục nấu cho rau câu chuyển màu trong thì tắt bếp, múc rau câu ra 4 cái khuôn đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 4: Bạn cho nước màu đã pha sẵn vào từng khuôn rau câu, khuấy đều cho hòa tan ngay lúc rau câu còn nóng, như vậy chúng ta được 4 màu rau câu để làm mứt rau câu.
- Để cho rau câu nguội thì đem cất ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng cho đông lại.
- Bước 5: Giờ thì bạn chỉ việc gỡ rau câu ra khỏi khuôn rồi dùng dao gợn sóng cắt thành các thanh to, nếu không có dao gợn sóng bạn dùng dao thường để cắt cũng được.
- Bước 6: Xếp các miếng rau câu lên giá sắt rồi đem hong trong lò nướng ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian hong mứt khoảng 5-6 tiếng, bạn nên dùng đũa gài ở cửa lò để lò luôn hé cửa chứ không đậy kín nắp cửa lò nhé!
- Hoặc nếu không có lò nướng bạn cũng có thể đem phơi nắng khoảng 2-3 ngày cho mứt khô dẻo lại là được.
3. Mứt dừa lá dứa
Nguyên liệu
- Dừa bánh tẻ: 500 gram
- Đường trắng: 170 gram
- Lá dứa: 1 mớ nhỏ
Cách làm
- Bước 1: Sơ chế dừa
- Gọt bỏ phần vỏ rám của dừa, bào sợi dài, rửa 2 – 3 lần với nước ấm để sạch bớt dầu. Đợi dừa ráo nước rồi đổ vào âu lớn cùng với đường, trộn đều lên.
- Rửa sạch lá dứa, cắt thành khúc ngắn. Lấy một chút lá dừa cho vào âu dừa ướp chung, phần còn lại xay nhuyễn với nửa bát nước bằng máy xay sinh tố. Sau khi xay xong thì vắt lấy phần nước cốt có màu xanh đậm đặc.
- Đổ khoảng 70ml nước cốt lá dứa vào âu dừa, để yên 2 giờ cho dừa ngấm màu xanh. Trong qua trình ngâm, thỉnh thoảng bạn đảo lên để dừa ngấm đều đường và có màu bắt mắt hơn.
- Bước 2: Cách sên mứt dừa là dứa
- Bắc chảo lên bếp, để lửa lớn rồi đổ dừa vào sên cho cạn bớt nước rồi cho phần nước lá dứa còn lại vào sên cùng.
- Hạ lửa xuống thật nhỏ, liên tục đảo đều tay để dừa khô, đường bám đều quanh sợi dừa là được. Lưu ý: Lúc này mứt sẽ có màu xanh nhạt nhưng khi để nguội sẽ chuyển sang màu xanh non rất đẹp mắt.
- Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức
- Đợi mứt dừa khô ráo hoàn toàn, tiến hành đổ mứt ra khay và nhặt bỏ những miếng lá dứa nếu có rồi cho vào lọ thủy tinh hoặc đóng thành túi để bảo quản (2 tuần đến 1 tháng). Bạn có thể thưởng thức mứt với trà hoặc cho mứt lên kem đều rất ngon.
4. Mứt mãng cầu xiêm
Nguyên liệu
- Đường cát trắng
- 1 quả mãng cầu xiêm chín
- Có thể thêm sữa tươi hoặc không
- Vani
- Giấy bóng để gói mứt.
Cách làm
- Bước 1: Tách vỏ, bỏ hạt mãng cầu xiêm
- Tách sạch vỏ mãng cầu, sau đó nhẹ nhàng rửa thịt mãng cầu cho bớt chua. Tiếp theo nhặt hết hạt trong các múi mãng cầu xiêm
- Cho vào một cái âu sạch, đổ khoảng 500g đường cát, nếu cho thêm sữa thì bạn có thể cho khoảng 150ml sữa sau đó trộn đều lên. Ướp như thế khoảng 2 tiếng.
- Bước 2: Đun chín mãng cầu xiêm
- Cho chảo lên bếp, cho mãng cầu đã ướp vào đun sôi lên, sau đó để lửa liu riu, thỉnh thoảng đảo lên để mãng cầu không bị bén khê.
- Khi mãng cầu sền sền đặc sánh thì cho thêm chút vani vào đảo thêm một chút nữa và tắt bếp
- Bước 3: Hoàn thành mứt mãng cầu
- Chúng ta cho mãng cầu đã đun chín dàn đều ra mâm và phơi nắng trong khoảng 2h – 3h . Trong lúc phơi chúng nên trở hai mặt cho đều để mứt mãng cầu trong đều.
- Cắt từng miếng mãng cầu và gói vào giấy bóng kín.
5. Mứt gừng
Nguyên liệu
- Gừng non (hoặc gừng bánh tẻ)
- Đường
- Chanh (quất hoặc dấm)
- Vani
Cách làm
- Bước 1: Gừng nên chọn mua củ còn non hoặc loại gừng bánh tẻ (là loại gừng không quá non mà cũng không quá già) sẽ đỡ cay và đỡ bị xơ.
- Rửa sạch vỏ gừng, cạo bỏ vỏ, rửa lại lần nữa cho sạch rồi đem thái lát mỏng.
- Bước 2: Cho gừng vào nồi, đổ nước ngập mặt gừng, thêm nước cốt của 1/2 quả chanh hoặc 1/2 thìa canh dấm (chanh hoặc dấm sẽ làm cho gừng được trắng hơn).
- Luộc sôi khoảng 2-3 phút, chắt bỏ nước luộc rồi lại cho nước mới vào luộc. Luộc lặp đi lặp lại 2-3 lần cho gừng bớt cay (những lần luộc sau không cần cho nước cốt chanh hoặc dấm).
- Bước 3: Trộn chung đường với gừng theo tỉ lệ: 1kg gừng sẽ trộn chung với 500g đường. Thi thoảng đảo đều cho gừng ngấm đều đường, ướp khoảng 2-3 tiếng.
- Bước 4: Cho 1/3 bát con nước vào chảo, đun sôi rồi cho gừng và cả nước đường ướp gừng vào chảo.
- Đun nhỏ lửa, thi thoảng dùng đũa đảo đều cho đến khi đường cạn sền sệt thì lúc này phải đảo liên tục.
- Bước 5: Đảo đều liên tục cho đến khi đường kết tinh bám trắng quanh miếng mứt thì tắt bếp. Vẫn tiếp tục đảo đều cho mứt khô (nếu mứt chưa khô hẳn thì lại bật bếp để lửa nhỏ nhất, đảo đều cho chảo thật nóng rồi lại tắt bếp, tiếp tục đảo đều để mứt khô.
- Cứ làm lặp đi, lặp lại như thế cho đến khi mứt khô hoàn toàn).
6. Mứt bí đao
Nguyên liệu
- Bí đao
- Nước vo gạo
- Nước vôi trong
- Nửa quả canh
- Đường
Cách làm
- Bước 1: Bí bỏ vỏ và ruột,thái thành hình con chì dài 6-7cm. Ngâm bí với nước vo gạo 1 ngày cho trắng
- Ngâm nước vôi trong một ngày (tỉ lệ: 200gr vôi ăn trầu hoà trong 10l nước), gạn phần nước trong bên trên để ngâm,ngâm nước vôi có tác dụng khử chua và làm cho miếng bí được cứng khi sên sẽ không bị nát.Sau một ngày thì bỏ bí ra rửa lại nhiều nước cho sạch.
- Bước 2: Đun sôi một nồi nước,vắt nửa quả chanh vào rồi đổ bí vào trần khoảng 5 phút, đem ra rửa qua một – hai nước (nếu có nắng các bạn đem bí ra phơi nắng, nếu không có nắng thì nhà ai có lò sấy cho vào sấy khoảng 20p), sau bước này thấy bí trắng dần lên rất nhiều.
- Bước 3: Sau khi phơi nắng 30p hoặc cho vào lò sấy 20p mang bí vào luộc thêm một nước nữa có vắt nửa quả chanh như lúc trước,rồi lại vớt,rửa sạch đem phơi hoặc sấy như trên lúc này thì bí đã trắng hẳn,nếu bạn nào kiên chì muốn bí trắng hơn thì lặp lại thêm một bước nữa nhé.
- Bước 4: Ngâm bí với đường, mọi người cho tỉ lệ 1kg bí là 750gr đường, không nên cho ít đường hơn nữa nhé vì khi sên mứt không kết tủa được, mà bản chất của mứt bí là rất ngọt rồi không thể điều chỉnh cho nhạt hơn được.
- Thời gian ngâm đường khoảng 1 ngày,1 đêm đến khi miếng bí chuyển sang trắng trong là được,trong thời gian ngâm đường thỉnh thoảng mọi người đảo bí nhé cho đường ngấm đều.
- Bước 5: Sau 1 ngày 1 đêm đem mứt ra sên, vẫn là lửa nhỏ từ lúc đầu, khi nước gần cạn đảo đều và nhanh tay hơn, lúc này mọi người có thể cho thêm nước hoa bưởi hoặc vani để mứt thơm hơn, thấy bắt đầu nặng tay thì giảm lửa hơn nữa nếu có thể.
- Khi đường bắt đầu kết tinh thì mọi người đừng nghĩ vậy là xong với tất cả các loại mứt vì nếu đảo không kĩ mứt sẽ bị chảy nước ngay sau đó nên tiếp tục vẫn để mứt trên bếp ở mức lửa nhỏ nhất và tiếp tục đảo đều thêm 15p nữa cho đến khi mứt khô hẳn.
7. Mứt khoai lang
Nguyên liệu
- 1 kg khoai lang ruột vàng, rửa sạch, gọt vỏ
- 500 gr đường trắng
- 30 gr vôi trắng (thường bán những nơi bán trầu cau trong chợ)
- 1 ống vani.
Cách làm
- Bước 1: Khoai cắt lát dày khoảng 1 cm. Pha mỗi lít nước với 30 gr vôi trắng, để qua đêm cho lắng xuống rồi lấy phần nước trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm khoai trong khoảng 5 giờ. Ngâm xong bạn vớt ra, xả lại nhiều lần với nước lạnh cho sạch.
- Bước 2: Cho toàn bộ đường vào chung với khoai, ngâm 3 tiếng đồng hồ để đường tan hết. Khi đường tan thì đường tạo ra rất nhiều nước, cứ mỗi 1 tiếng bạn lại trở khoai một lần để đường ngấm đều vào khoai.
- Bước 3: Cho toàn bộ khoai và đường vào một chảo không dính, đun tới khi nước đường trong chảo sôi thì hạ lửa nhỏ nhất có thể để đường sôi lăn tăn. Trong khi đun thỉnh thoảng bạn đảo nhẹ khoai đến khi đường ráo và bám đều vào khoai thì tắt bếp.
- Bước 4: Khi tắt bếp, bạn đảo nhẹ tiếp vài lần thì sẽ thấy khoai bắt đầu có đường trắng khô bám vào. Tách những miếng khoai dính nhau ra, đặt toàn bộ vào mâm để khoai hoàn toàn ráo thành mứt là được.
8. Mứt dừa
Nguyên liệu
- Cùi dừa: 1kg
- Đường trắng: 1kg
- Vani: 1 – 2 ống nhỏ
Cách làm
- Bước 1: Chọn dừa non, gọt bỏ lớp vỏ màu nâu, nạo theo vòng tròn để có sợi dừa dài. Cho nước sạch vào rửa thật sạch dừa đã nạo. Rửa đi rửa lại nhiều lần cho tới khi dừa hết dầu, nước rửa chuyển từ màu trắng đục chứa dầu tới trắng trong không dầu là được.
- Vớt ra rổ để thật ráo nước
- Bước 2: Cho đường vào trộn đều với dừa nạo rồi ướp khoảng 8 tiếng. Dùng đũa đảo đều cho đường ngấm vào dừa và tan dần. Tổng thời gian ướp khoảng 12 tiếng là đường tan hết hoàn toàn, sợi dừa ngấm đường có màu trắng trong
- Bước 3: Dùng một chiếc chảo rộng có đáy dầy để sên dừa. 1kg dừa bạn nên sên làm 2 mẻ để dễ đảo, tránh bị cháy.
- Cho dừa cùng nước đường vào chảo. Bật lửa to để sên. Tới khi thấy nước đường sôi, vặn lửa nhỏ lại, sên đều tay, liên tục
- Khi thấy nước đường can, cho vani vào, đảo đều, sên thật nhanh tay, liên tục, lửa để mức nhỏ nhất, sên cho tới khi thấy đường bám vào sợi dừa thành các hạt li ti thì tắt bếp, đổ dừa ra trải khắp mặt mâm rộng cho nguội là được.
9. Mứt đủ đủ xanh
Nguyên liệu
- Đu đủ xanh ương
- Đường cát trắng
- 1 bát nước vôi trong
- 1 chút muối
- 1 chút vani
- 1 cục nhỏ phèn chua
Cách làm
- Bước 1: Trước tiên bạn gọt sạch vỏ đu đủ, bổ đôi và cắt bỏ phần ruột đu đủ và đem thái sợi to bằng đầu đũa. Ngâm đu đủ trong chậu nước muối loãng 15 phút thì vớt ra rửa lại cho sạch.
- Bước 2: Đổ đu đủ vào âu to rồi cho 1 thìa cà phê muối, xóc đều sau đó bạn dùng tay bóp kỹ vài phút cho đu đủ mềm, rửa lại thêm một lần nữa là xong.
- Bước 3: Cho đu đủ vào âu sau đó đổ nước vôi trong ngập đu đủ, ngâm 3-4 tiếng rồi đem rửa sạch cho hết mùi vôi.
- Bước 4: Đổ nước vào nồi đun sôi thì cho 1 cục nhỏ phèn chua vào cùng, tiếp theo bạn cho đu đủ vào chần sơ qua khoảng 1 phút là vớt ra ngay, ngâm đu đủ vào chậu nước lạnh 5 phút cho nguội, vớt ra để thật ráo nước.
- Bước 5: Cho đu đủ vào âu rồi cân lên, cứ 1kg đu đủ bạn cho 600-700gr đường. Trộn đều và ướp đu đủ khoảng 6 tiếng hoặc qua đêm. Thi thoảng nên đảo đều để đu đủ ngấm đường hơn.
- Bước 6: Đổ tất cả nguyên liệu vào chảo và bật bếp nấu cho nước đường sôi lên, tiếp tục đun lửa liu riu và thi thoảng đảo đều tới khi nước đường rút cạn bớt thì cho vani vào cùng. Đảo liên tục cho tới khi mứt khô ráo có đường kết tinh bám trên miếng mứt thì tắt bếp. Đảo thêm vài phút nữa cho mứt khô ráo hoàn toàn mới thôi.
- Để cho mứt nguội thì đem cất trong hũ sạch hoặc đóng gói trong túi nilon bảo quản nơi thoáng mát
9. Mứt xoài
Nguyên liệu
- Đường cát
- Xoài xanh
- Nước vôi trong
- Phèn chua
Cách làm
- Bước 1: Xoài các bạn chọn những quả còn xanh, có độ rắn. Nạo sạch vỏ rồi xắt con chì.
- Bước 2: Ngâm xoài với nước vôi trong từ 4 – 6h, vớt xoài ra xả qua vài lượt nước.
- Bước 3: Đun một nồi nước khoảng 1.5 lít, cho phèn chua vào hòa tan. Đợi nước sôi các bạn trút xoài vào trần, đổ ra 1 chiếc rổ cho ráo.
- Bước 4: Cân xoài và đường. Các bạn cứ nhớ tỉ lệ 100 gr xoài thì đi với 80 gr đường. Trộn đều và đợi cho đường tan.
- Bước 5: Cho xoài vào 1 chiếc chảo sâu lòng rồi sên mứt với mức lửa nhỏ nhất, thỉnh thoảng đảo nhẹ.
- Bước 6: Đường sẽ cạn dần và mứt có độ trong, lúc này các bạn chú ý đảo liên tục đến khi đường keo lại thì tắt bếp.
- Bước 7: Lúc này mứt sẽ còn hơi ướt, các bạn xếp mứt xoài dẻo ra vỉ cho mứt nguội và ráo hoặc sấy trong lò nướng ở 100oC trong vòng 45-60 phút cho mứt khô hẳn. Tuy nhiên, mình thích ăn mứt xoài theo kiểu còn hơi ươn ướt, dính dính như thế này hơn, miếng mứt thơm, vàng óng, trong suốt
10. Mứt hoa atiso đỏ
Nguyên liệu
- 2kg hoa atisô đỏ (hoa bụp giấm)
- 1kg đường
- 1 chiếc lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa
Cách làm
- Bước 1: Hoa atisô đỏ mua về rửa thật sạch khoảng 10 nước hết cát còn dính lại bên trong cánh hoa.
- Dùng dao tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa atiso. Rửa lại cánh hoa, nhụy khoảng 5 nước nữa. Để nửa ngày cho thật khô nước.
- Bước 2: Phần nhụy có thể đem phơi khô sau đó hãm nước uống như hãm chè. Nước atiso có tính thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe. Cánh hoa để riêng để ngâm với đường làm mứt hoa atiso.
- Bước 3: Cho cánh hoa atiso vào hộp ngâm với đường, cứ một lớp hoa một lớp đường, lần lượt cho đến khi hết hoa. Ngâm hoa atiso đỏ với đường trong 4 ngày cho tan hết. Như vậy đường sẽ ngấm vào cánh hoa, món mứt atiso sẽ ngon và ngọt hơn.
- Bước 4: Gắp riêng phần cánh hoa atiso ra chảo, sên trên lửa nhỏ cho đến khi cánh hoa hơi quắt lại là được. Sên mứt atisô phải khéo để cánh hoa vẫn còn nguyên vẹn độ ngọt giòn chua thanh.
- Phần nước còn lại nấu sôi, để nguội làm si rô. Bảo quản tủ lạnh dùng dần.
11. Mứt vỏ cam
Nguyên liệu
- 500gr vỏ cam sành
- 800gr đường cát trắng (không thể dùng ít hơn vì mứt khó kết tinh)
- 1/2 quả cam vắt lấy nước (Muốn ăn mứt vỏ cam dẻo thì thêm 1 thìa canh mật ong)
Cách làm
- Bước 1: Cam rửa sạch từng quả, để khô ráo. Dùng dao sắc gọt thật mỏng lớp vỏ sần sùi bên ngoài,nhớ là thật mỏng như trong hình của mình để giảm bớt độ the đắng và làm cho vỏ cam có màu đẹp hơn.
- Dùng dao cắt thành bốn miếng theo chiều dọc,nhẹ nhàng tách từng miếng vỏ cam ra. Lược nhẹ bớt phần sơ trắng xốp bên trong phía vỏ cam. Thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Đem vỏ cam rửa với vài lần nước, nhớ bóp nhẹ nhàng để dầu từ vỏ cam được tiết ra, sau thành phẩm sẽ đỡ đắng hơn.
- Rửa đến khi thấy nước đỡ đục vàng của dầu vỏ cam thì vớt ra vắt nhẹ để ráo nước (mình rửa khoảng 4 nước)
- Bước 2: Đun sôi nồi nước, thả vào đó 1 thìa canh muối ăn, nếm có vị mặn hơn khẩu vị là được.
- Nước sôi thả toàn bộ vỏ cam vào chần khoảng 3-4p, vớt vỏ cam ra ngay một âu nước đá để vỏ cam săn lại khi sên không bị nhũn nát.
- Vỏ cam nguội hẳn vớt ra rổ,vắt nhẹ cho ra bớt nước.
- Vỏ cam ráo nước đem trộn với đường theo tỉ lệ trên.
- Để vỏ cam qua đêm hoặc vài tiếng cho đường tan,thỉnh thoảng đảo nhẹ để vỏ cam ngấm đường.
- Bước 3: Đường tan cho vỏ cam vào chảo đế dầy,vỏ cam sôi thì hạ bớt lửa,để lửa nhỏ để tránh cho đường bị cháy mà mứt không kết tinh được.Đường gần cạn đổ nước vắt của nửa quả cam vào đảo đều.
- Thỉnh thoảng mới đảo,đến khi đường keo lại gần kết tinh đảo nhanh tay hơn.Có thể nhấc chảo ra ngoài vài phút để đảo sau đó lại cho chào trở lại bếp đảo đến khi đường kết tinh hoàn toàn là được.
- Sau khi kết tinh lại hạ lửa đến mức thấp nhất để mứt trên chảo cứ 5p đảo một lần,làm như vậy trong khoảng 15-20p là sau mứt sẽ khô không bị chảy nước.Có lò sấy hạ xuống 100 độ,sấy trong 15-20p,thỉnh thoảng mở cửa lò đảo lại.
- Quá trình sên như mứt dừa,bạn nào muốn thành công hơn xem lại bài mứt dừa non của mình.Muốn mứt đẹp hơn sau khi làm xong rắc chút đường bột lên trên vỏ cam.
12. Mứt vỏ bưởi
Nguyên liệu
- Vỏ: 1 trái bưởi
- 250g đường trắng
- Muối, phèn chua
Cách làm
- Bước 1: Vỏ bưởi lọc bỏ bớt phần mềm bên trong. Cắt miếng dài và hơi dày.
- Cho vỏ bưởi vô một cái thau với 300g muối hột, 200ml nước.
- Ngâm 10 phút, sau đó bắt đầu dùng tay bóp vỏ bưởi, cứ thế bóp và xả nước cho đến khi nếm thử bạn sẹ thấy vỏ bưởi không còn đắng và mặn. Lúc này bạn vắt nhẹ tay cho bưởi ra bớt nước. Nhớ là nhẹ tay thôi nhé.
- Ghi chú: Những đợt nước đầu bạn sẽ thấy xanh xanh, nhưng những đợt nước sau sẽ thấy trắng trong tức là đã loại bỏ gần hết vị cay và đắng của vỏ bưởi.
- Bước 2: Nấu 1 nồi nước sôi với 1 cục nhỏ phèn chua bằng đầu ngón tay cái. Khi nước sôi cho vỏ bưởi vào nước sôi lại là tắt bếp.
- Thời gian khoảng 3 phút. Đổ vỏ bưởi ra rổ và xả lại nước lạnh nhiều lần. Nhớ là xả nhiều lần nhé. Sau đó cũng vắt bưởi nhẹ tay cho ráo bớt nước.
- Bước 3: Cho vỏ bưởi vô tô cùng với đường trộn đều lên, để khoảng 2 tiếng cho đường tan thành nước là mang đi sên.
- Bước 4: Đổ tất cả bưởi và nước đường vào chảo bắc lên bếp sên với lửa vừa. Khi nước đường sôi bạn hạ lửa nhỏ nhất và dùng đũa trộn bưởi. Phải 1 chút rồi trộn nhé và cứ như thế cho đến khi đường kết tinh bám xung quanh bưởi thì tắt bếp.
- Khi tắt bếp bạn vẫn cứ trộn thêm một hồi nữa mới ngưng nhé. Vì vừa tắt bếp đáy nồi vẫn còn nóng, nếu không trộn thì bưởi cháy. Còn nếu tắt lửa đổ bưởi ra khay liền thì đường sẽ dễ chảy và bưởi sẽ bị ướt.
13. Mứt chùm ruột
Nguyên liệu
- 1kg chùm ruột tươi (chọn trái to, không bị dập nát)
- 500g đường
- 1 củ gừng loại vừa rửa sạch vỏ
- 1 thìa ớt bột
- Muối
Cách làm
- Bước 1: Chùm ruột nhặt sạch cuống từng quả sau đó ngâm vào nước muối loãng trong 3 giờ.
- Lấy mỗi lần 15-20 trái chùm ruột đặt lên mặt bàn sạch, dùng 1 tấm thớt đặt nhẹ lên. Vừa ấn nhẹ vừa xoay đều đề chùm ruột mềm ra mà không bị nát.Sau đó rửa chùm ruột qua nước lạnh 2-3 lần để hết mặn và ra nước chua.
- Dùng 1 tấm khăn sạch cho từng ít chùm ruột vào vắt thặt ráo. Mục đích của bước này để chùm ruột ra hết nước chua và để thành phẩm không bị nhão.
- Bước 2: Ướp chùm ruột với đường, để từ 2-3 giờ cho đường tan và chùm ruột ngấm đường. Những trái chùm ruột sau khi vắt sẽ hơi nhăn và méo mó nhưng sau khi ngâm đường nó lại tròn căng trở lại.
- Bước 3: Dùng một chảo dày cho chùm ruột vào và bắt đầu sên với lửa vừa.
- Khi đường tan hoàn toàn và bắt đầu sôi thì hạ lửa nhỏ lại. Chúng ta giã thật nhỏ gừng để nguyên vỏ cho vào chảo cùng chùm ruột. Tiếp theo thêm ớt bột vào và đảo đều.
- Đường sẽ bắt đầu sệt lại và chùm ruột bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu cam.
- Tiếp tục đảo thật đều và nhẹ nhàng cho đường tiếp tục khô lại thì chùm ruột cũng chuyển sang màu đỏ tươi rất đẹp. Mứt ráo, có màu đỏ thì tắt bếp.
Chúc các bạn thành công!
Bạn có những suy nghĩ gì về bài viết này? Hãy để lại bình luận của bạn để mình biết nhé.